Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng và bài cúng tháng cô hồn

⇒ Cúng Cô hồn là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam

Cúng Cô hồn là một hoạt động tâm linh diễn ra  vào tháng 7 hàng năm. Người Việt Nam thường thực hiện các nghi thức chuẩn bị các vật phẩm và bài cúng tháng cô hồn để làm lễ cúng tế. 

Theo quan niệm tín ngưỡng của người Việt thì con người bao gồm hai phần: đó là phần hồn và phần xác. Khi con người chết đi, phần xác sẽ bị phân hủy, phần hồn vẫn còn sống mãi.  Phần hồn con người có thể “lên thiên đàng” hay “xuống địa ngục” hoặc đầu thai làm một kiếp sống mới.

Xem thêm về những điều hữu ích tại cẩm nang

Vì sao phải cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch ?

Đó là do những kết quả của con người đó khi còn sống đã làm, đã lựa chọn.  Tuy nhiên, có những linh hồn không được cõi nào tiếp nhận. Phải sống lang thang, chịu cảnh thiếu thốn và quay về “quấy phá” những người còn sống.

Vì sao cần cúng tháng cô hồn
Vì sao cần cúng tháng cô hồn ?

Chính vì thế, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch là dịp cúng cô hồn lớn nhất để “cứu giúp” những linh hồn đó. Và cũng để các linh hồn đó không “quấy phá”.

Vào tháng này cũng có nhiều nơi làm lễ cầu siêu, các cô hồn có dịp quay trở lại trần gian tụng kinh niệm phật. Học thêm về lẽ sống đúng đắn để khi quay lại cõi âm thì biết cách tu tâm, rèn luyện sao cho đúng để linh hồn sớm được siêu thoát, đầu thai kiếp sống mới hoặc được “lên thiên đàng’. Không phải sống cảnh bơ vơ, lang thang đói khát nữa.

Với những người làm kinh doanh, họ thường cúng cô hồn quanh năm. Thường là vào ngày mồng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Dịp cúng bái gia tiên, cúng giỗ ngoài những mâm cỗ cúng bái dành cho gia tiên họ còn chuẩn bị thêm mâm lễ cúng các cô hồn. Các bài văn khấn họ thường chuẩn bị sẵn rất chu đáo, đầy đủ. Văn khấn bài cúng tháng cô hồn vẫn có thể sử dụng trong các ngày cúng cô hồn này.

icon click Click vào đây để xem chi tiết bài văn khấn 

Chuẩn bị mâm cúng tháng cô hồn như thế nào cho đúng?

Mâm lễ cúng các Cô hồn hầu hết được chuẩn bị là mâm cỗ chay, vì các món ăn mặn sẽ làm lòng nổi dậy tham của các vong hồn. Các vong hồn “ăn món mặn” sẽ không siêu thoát được.  Mỗi vùng miền khác nhau nên các mâm lễ khác nhau, bài cúng tháng cô hồn cũng khác nhau.

Tuy nhiên những “món” sau thì hầu hết mâm lễ cúng cô hồn nào cũng cần có:

          Một đĩa gạo

          Một đĩa muối

          Hương, hoa tươi, nước lã, đèn hoặc nến

          Trái cây tươi 5 loại khác nhau

          Quần áo giấy, vàng mã

          Cháo trắng loãng 12 chén

          Bỏng ngô, khoai lang luộc, ……

Với các lễ cúng không cần phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần đơn giản, và phải chuẩn bị sao cho đúng.

Chuẩn bị mâm cúng tháng cô hồn
Chuẩn bị mâm cúng tháng cô hồn

Các mâm lễ thường được bày ở ngoài trời, đặt gần bên đường, ra khỏi phần sân nhà, phần đất của mình.

Khi mâm lễ chuẩn bị xong, tiếp theo đến phần cúng thì Gia chủ có thể chuẩn bị trước bài cúng tháng cô hồn rồi đọc, hoặc thành tâm khấn vái theo tâm nguyện cũng được. Cuối cùng, khi kết thúc bài khấn, nên có câu “tiễn vong” đi không ở lại “làm phiền” gia chủ.

Nếu gia chủ không có điều kiện để chuẩn bị mâm lễ cúng các cô hồn đầy đủ, thì sau khi thành lễ Phật và gia tiên. Gia chủ có thể lấy chút muối và gạo rắc xung quanh nhà 4 phương 8 hướng. Nếu bạn không biết đọc bài cúng tháng cô hồn thì tuyệt đối không nên nói những câu đại ý như “gọi” các vong hồn. Các vong hồn sẽ hiểu là “được gọi vào nhà”. 

Lưu ý: Những lễ vật sau khi cúng xong nên “chia lộc” cho nhiều người khác cùng “hưởng lộc”.

>> Mời các bạn xem thêm về : có nên chuyển nhà vào tháng 7 âm lịch hay không?

Nguồn : kienvanghanoi.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

036 877 1111