Serial number là cụm từ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Chúng xuất hiện nhiều ở các loại hàng hóa khác nhau trên mọi lĩnh vực. Vậy các bạn có biết Serial number là gì? Dùng để làm gì không? Nếu chưa nắm rõ thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Mục Lục
Serial number là gì?
Serial number còn có nhiều cách viết khác nhau, ký hiệu trên các mặt hàng như S/N, SN hoặc Serial No… Serial number là một chuỗi bao gồm các ký tự nhất định cùng với mã sản phẩm để xác định chính xác mặt hàng nào đó. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm, đồ dùng trên thị trường đều có Serial number như: Điện thoại, máy tính, bỉm, sữa, thuốc,…
Serial number sẽ có sự khác nhau tùy từng mặt hàng cũng như nhà sản xuất. Chính vì thế, dựa vào đó chúng ta có thể xác định đó là mặt hàng gì hoặc để thanh toán hay bảo hành thiết bị.
Serial number là gì còn được các nhà sản xuất kiểm tra chất lượng, theo dõi sản phẩm cũng như làm một biện pháp để chống lại hàng nhái, hàng giả.
Dùng Serial number để làm gì?
Từ định nghĩa trên, có thể thấy Serial number giống như vân tay của người, mỗi sản phẩm sẽ được mã hóa một mã số nhất định không giống nhau.
Đối với mặt hàn là đồ điện tử, khi mua bất kỳ sản phẩm nào, các bạn có thể quét mã, sau đó liên kết với tài khoản hoặc tên của mình. Mục đích chính của liên kết này là hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc bảo hành sản phẩm nếu có vấn đề gì xảy ra.
Ngoài ra, tác dụng của Serial number là gì còn mang lại hiệu quả cao trong việc phòng chống nạn trộm cắp cũng như phòng chống tình trạng làm giả hàng hóa. Ví dụ cụ thể trên tờ tiền giấy luôn có một dãy số seri để có thể theo dõi và ngăn chặn tình trạng làm giả tiền, đặc biệt là ở loại tiền có mệnh giá cao.
Ứng dụng Serial number là gì trong đời sống xã hội
Serial number mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với đời sống xã hội, đặc biệt là tình trạng hàng giả hàng nhái đang tràn lan trên thị trường hiện nay.
Serial number còn đánh giá và kiểm soát chất lượng hàng hóa. Nếu phát hiện hàng hóa có vấn đề gì thì nhà sản xuất sẽ dựa vào S/N để thu hồi sản phẩm dễ dàng hơn. Hoặc dựa vào đó để bảo hành sản phẩm vô cùng tiện ích và nhanh chóng.
>>> Các bạn tham khảo thêm những mục hữu ích tại đây
Khi nào không cần thiết đến Serial number
Serial number mặc dù mang lại nhiều hiệu quả trong quản lý sản phẩm nhưng không phải lúc nào cũng cần đến. Việc gắn số seri lên sản phẩm thường tốn khá nhiều thời gian. Do đó, những sản phẩm sản xuất với số lượng nhiều như hàng tiêu dùng thường ngày thì không cần thiết phải có số seri.
Ví dụ những sản phẩm thường sản xuất theo lô với số lượng lớn mà không hoặc ít khi bị lỗi như bút, giấy vệ sinh,… thì không nhất thiết phải cần đến Serial number. Hay như chiếc bánh mì hoặc sản phẩm may mặc mà có S/N trên đó thì cũng không có ai quan tâm cả.
Serial number khác số lô thế nào trong quản lý hàng hóa?
Có một số điểm khác biệt giữa S/N và số lô các bạn cần nắm được đó là:
Serial number là gì thường được cung cấp cho người tiêu dùng sau khi bán sản phẩm. Ví dụ như các vật dụng điện tử, tủ lạnh, tivi, máy tính xách tay, điện thoại di động… Mỗi sản phẩm sẽ có một Serial number khác nhau tùy theo nhà cung cấp phân phối mà không trùng khớp với bất kỳ sản phẩm nào.
Số lô lại có sự khác biệt bởi thường được dùng trong sản phẩm sản xuất với số lượng lớn. Số lô giúp cho việc kiểm soát chất lượng, báo cáo hay kiểm tra được dễ dàng, đơn giản hơn. Nhờ đó, quản lý sẽ biết được hàng hóa nào bị lỗi ngay cả khi đã phân phối đi rồi.
Cách tìm Serial number của máy tính PC (laptop)
Serial number cũng có số serial của riêng mình, Serial này của Pc/laptop dùng để chống hàng giả hàng nhái. Vậy nếu bạn chưa biết cách tìm số serial của máy tính thì sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách để lấy và xem số serial trên window.
Cách 1 : Tìm số Serial number thông qua lệnh Command Prompt.
Bước 1 : tìm và mở “Command Prompt” tại window start.
Bước 2: Khi bạn đã mở được cửa sổ Command Prompt thì bạn tiến hành nhập mã lệnh “wmic bios get serialnumber” Sau đó bấm < Enter> để kiểm tra serial number của máy tính
Cách 2 : Tìm số Serial number máy tính thông qua lệnh PowerShell.
Bước 1 : tìm và mở “PowerShell” tại window start sau đó bấm <Enter>
Bước 2 : Khi đã mở xong Windows PowerShell thì bạn tiến hành gõ câu lệnh “gwmi win32_bios | fl Serial Number” tiếp đó bạn bấm <Enter> để kiểm tra được serial number của máy tính đó.
Đây là những cách cơ bản và dễ thực hiện nhất để bạn có thể kiểm tra thông tin về serial number của máy tính của mình rồi. Nếu bạn còn cách nào khác thì đừng gần ngại comment góp ý phía dưới cho mình biết nhé.
Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu về Serial number là gì cũng như ứng dụng của Serial number trong đời sống xã hội và sản xuất. Hy vọng những chia sẻ trên đây phần nào đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cụm từ đang được nhắc đến nhiều trên thị trường hiện nay.
>>> Các bạn tham khảo thêm về : Hàng order là gì ?